Vài Hạng Người Đọc Sách

Xã hội nhiều hạng người mà cũng nhiều loại sách. Phần lớn là hạng người nào đọc sách tương ưng với loại ấy. 

Lại có những hạng người thường xuyên đọc những loại sách khong phù hợp với mình. Có thể vì cơ duyên hay số phận trong bối cảnh, mà họ chỉ được tiếp cận với những sách không hợp với mình. Bản thân họ đọc sách vì hoàn cảnh của xã hội thúc ép. Ví như có người vì làm nghề phải tra cứu tài liệu, họ phải đi đọc những sách mang tính chất thống kê dành cho kế toán. Chẳng qua học đọc sách để lấy thông tin phục vụ công việc nào đó.

Lại có những người chỉ thích đọc tin tức thoáng qua, thường lướt mạng xã hội, và dườngnhư không bao giờ họ đọc sách điện tử hay sách giấy nghiêm túc cả. 

Như vậy, hoàn cảnh xã hội, bối cảnh của thời thế của quốc gia, cho đến trật tự chung của thế giới, là những yếu tố quyết định cho kiểu cách đọc sách.

Có thể kể các kiểu cách như: đọc nhanh, đọc chậm, đọc thoáng qua, đọc như người lấy sách để làm mồi cho sự ngẫm nghĩ, đọc kiểu dò tìm bí mật như thám tử điều tra, ... Tuy nhiên, các kiểu cách (phong cách) đọc chỉ là biểu hiện hay kết quả của nguyên nhân sâu xa khác. Nguyên nhân chính có thể liệt ra như sau:

  1. Thời thế của xã hội mỗi quốc gia cho đến toàn thế giới
  2. Nền giáo dục tuân thủ theo thời thế xã hội ( liên quan đến giáo dục và chính trị)
  3. Các loại sách phát hành có nội dung tuân theo chủ trương của thời thế trong xã hội. 
Vài Hạng Người Đọc Sách

Vài Nhận Xét

Giả sử rằng những người đến độ tuổi đi làm, họ hầu như khong bao giờ đọc sách, ngay cả sách điện tử định dạng PDF. 

Khi đó, có thể nói: chính giáo dục đã đào tạo ra những sản phẩm của xã hội, mà tại đó con người không cần đọc sách để phục vụ cho tâm trí!

Xu hướng xã hội như nào, thì sách như thế ấy được phổ biến. Điều đó dẫn đến tác giả viết sách, nội dung của sách cũng phải tuân thủ theo một sự áp chế nào đó. Ví dụ: Sách trước năm 1975 ngược về 1963 tại miền nam khác so với sách từ 1963 ngược về 1954 tại miền nam, điển hình là Sài Gòn. 

Ví dụ như cuốn sách THÁI- HOÀ- LUẬN của Nhan Thành xuất bản năm 1964, sau đó không xuất bản nữa, mà trước đó, giai đoan 1954 - 1963 đã từng xuất bản rất nhiều. Ngay như gần đây, cuốn Thủy Kinh Chú vừa mới in được hơn 500 cuốn, thì được lệnh dừng in và xuất bản. 

Tuy nhiên, vẫn có những nhóm nhỏ người biết tìm sách khi mà lối sống của tập thể trong cộng đồng có nền văn hóa cũ vẫn được truyền lại qua nhiều thế hệ, họ vẫn biết đâu là sách cần tìm. Chính vì vậy, có nhà xuất bản Lá Bối trong Miền Nam Việt Nam phục vụ cho những người tìm đọc các sách hay. Cho đên tận ngày nay, những hiệu sách cũ vẫn đang hoạt động. 

Vài Hạng người đọc sách

1/ Đọc sách để mưu sinh

Tưởng chừng đây là hạng người có nhiều trong xã hội. Nhưng không phải. Số này hóa ra hiếm. Bởi vì thời nay, con người phụ thuộc vào độc quyền công nghệ thống trị. Theo đó, mọi kiến trúc lầu cao, các công trình kiến trúc tầm cỡ, đều như những tòa thành phục vụ cho con người an phận và tuân thủ. Và hầu như các học thuật trong sách vở, đều ngước nhìn những công nghệ mới ra đời, các quốc gia trên thế giới đều phải mua và lệ thuộc. 

Lúc này, con người chỉ cần dùng những kiến thức đã được lập trình trong trường học phổ thông và đại học để làm việc. Họ không thích và cũng không cần đọc sách nữa. 

Muốn mưu sinh, họ chỉ cần tuân thủ trong sự sắp đặt của bá quyền trên thế giới này. Chính vì vậy mà những người được chính giáo dục của giới thượng lưu bên Mỹ đào tạo nói: Khoa học ngày nay như một tôn giáo mà kẻ truyền giáo phục vụ cho những nhà thờ công ty. Đó là câu nói của Eric Dollard là Kỹ sư Điện, một “huyền thoại sống” trong lĩnh vực nghiên cứu điện. Những kiến thức mà ông được đào tạo khác với khao học ngày nay. NASA, MIT, và nhiều tập đoàn từng có ý định mua chuộc ông nhưng không thành. Sau này, và cho đến hiện tại, có âm mưu cho rằng ông bị hại và đã bị khống chế bởi ma túy. Nghĩa là ông ta nghiện ma túy METH gì đó, và đã bị khống chế. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông chính là người điều hành công nghệ địa chấn, động đất ngày nay. Eric Dollard được ví như Nikola Tesla thứ 2.0 . Nhiều công nghệ Năng Lượng Tự Do (năng lượng miễn phí) đã được hé mở trong những sách giáo trình khoa học điện dựa trên toán học và vật lý Ether. Tuy nhiên, ông ta không tiết lộ sâu sắc hơn. 

Đó là tôi nói về khoa học ngày nay và sự đọc quyền công nghệ. Đó chưa thể đủ minh chứng, nhưng cũng là đầu moií cho bạn điều tra nếu thực sự quan tâm.

Trật tự thế giới mới này không cần cá nhân hay tập thể vươn nên từ đọc sách, àm là cần sự tuân thủ, và sống như những kẻ cuồng sinh, cho đến hơi thở cuối cùng trong sự hân hoan và tiếc thương ngơ ngần của đoàn thể nghiệp đoàn. Có vẻ như CNCS ở đâu đó? Đó là câu tôi nhớ ra của Thu Giang Nguyễn Duy Cần nói về tập thể và cá nhân, và thấy nói trong hoàn cảnh này khá phù hợp.

Và theo như nhận xét trên, số người đọc sách để mưu sinh trong thành phố điển hình của trật tự thế giới mới là càng ngày càng giảm đi. Tất cả những sách họ đã đọc là ở trường học, và nội dung được lập trình để thành một phần của hệ thống. Nhưng đây là đang xét trong thành phố với những kiến trúc nguy nga, chứa dòng người náo nhiệt, tựa như sự phồn hoa nào đó.

Nhưng có một số rất ít người dựa vào sách để trở nên khác biệt. Họ dựa vào sách để trở thành những con người tầm cỡ về học thức hoặc kinh tế. Dưới đây sẽ bàn về điều này...

2/ Người có điều kiện kinh tế và đang tìm kiếm điều gì đó

Họ là những người từng dùng sách để trở nên khác biệt so với phần còn lại. Điều này giống như họ đọc được Bí Tịch nào đó. Nhưng nếu khong có bí tịch, thì ắt hẳn là tâm trí và thái độ của họ khác so với phần còn lại rồi.

Lúc mà ngoài kia, chỉ cần vào đó, là vào giữa dòng đời xô bồ, thì họ lại là những người ở ngoài sự xô vồ hỗn loạn. Họ có thời gian để đọc sách bên ngoài sự náo nhiệt của xã hội này.

3/ Người còn Đất và Nước

Đây là hạng người sánh ngang ngửa với những người giàu có, mặc dù nếu so đo về số tiền trong tài khoản (hoặc so đọ tiền giấy xem ai nhiều hơn), thì họ không phải là đối trọng. Họ là kẻ không giàu về tiền, cũng không phải là nghèo. Đây là những người có Đất làm nông nghiệp, và Nước cho nông nghiệp. Cuộc sống của họ, cùng với kiến thức sẽ tạo ra cuộc sống không phụ thuộc vào sự độc quyền của bề trên.

Xưa kia, đi đâu cũng có thể kiến lập được cuộc sống, chỉ cần có kiến thức - học thuật cao siêu. Bởi vì Đất và Nước thời đó chưa được o ép trở thành Bất Động Sản như ngày nay. Đó là cuộc sống của bậc cao nhân được nhiều thế lực trọng dụng. Điều này được thể hiện trong lịch sử và văn học. Nói về hạng người này, có thể lấy Gia Cát Lượng làm tỷ dụ với bài thơ Lậu Thất Minh:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; 
Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh. 
Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh. 
Ðài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh. 
Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh. 
Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh. 
Vô ti trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình. 
Nam Dương Gia Cát lư, Tây Thục Tử Vân đình. 
Khổng Tử vân: “Hà lậu chi hữu?” 
         
----- Lậu thất minh – Đường – Lưu Vũ Tích ----- 

Tạm dịch:

Núi không màng cao hay thấp, có tiên ắt là núi nổi danh;
Nước không màng nông sâu, có rồng ắt là nước linh;
Đây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ phẩm đức của ta, mà trở nên thơm tho.
Ngấn rêu xanh biếc, leo dài lên bậc thềm; sắc cỏ xanh rì, phản chiếu lên tấm mành.
Cười nói đều là bậc thông thái bác học, đi lại chẳng phải đám vô lại, ít học.
Có thể gảy cây đàn mộc mạc, đọc kinh Phật;
Không tiếng tơ tiếng trúc làm loạn tai, không giấy tờ, thư trát của quan phủ làm mệt thân.
Gia Cát Lượng có nhà tranh ở Nam Dương, Dương Tử Vân có đình mát ở Tây Thục.
Khổng Tử nói: “Có gì mà sơ sài?”

4/ Đọc sách để tìm một con đường cho chúng sinh

Đây là hạng người biết được những điều quan trọng mà hầu hết mọi người không biết. Họ và tất cả mọi người đều có chung là đều có sự rắc rối như nhau bao phủ toàn thế gian. 

Sự rắc rối này là ý thức của sinh mệnh và ý đồ của tạo hóa. Nếu sinh mệnh được tạo ra từ một ý đồ của tạo hóa, thì ý đồ thực sự của tạo hóa là gì? Và cội nguồn của ý thức hiện sinh có phải là linh hồn? 

Sự rắc rối cũng có thể là sự nghèo khổ chật vật của họ và hầu hết những người trong thế giới đang gánh chịu. 

Chính sự biến hóa vô cùng tận của ý thức hiện sinh cùng vạn vật tạo ra thế cục mà người ta gọi là sự rắc rối như một vấn đề lớn mà cần phải tìm lời giải. Trong các biến hóa, ý chí tự do cho rằng phải tồn tại một thực tại hợp lý với ý đồ của tạo hóa và thực tại của ý thức hiện sinh (sinh mệnh). 

Ý thức, nó dựa vào đâu để tìm một con đường cho chúng sinh? 

Toán học và logic sẽ cho biết sự thật. Nhưng toán học thời nay đã đi vào thế cục của toán học hình thức do David Hilbert đề xướng và được Pháp thúc đẩy từ những thập niên 50 của thế kỷ trước. Đây là loại toán học cũng khá hay, và đã trở thành gần như toàn bộ của toán học ngày nay. Nhưng đáng lẽ nó chỉ là 1 phần của toán học chính thống mà thôi. 

Chính vì vậy mà Nikola Tesla nói:
Các nhà khoa học ngày nay đã thay thế toán học bằng các thí nghiệm, và họ lang thang hết phương trình này đến phương trình khác, và cuối cùng xây dựng nên một cấu trúc không liên quan gì đến thực tế. - Nikola Tesla

Bằng lý lẽ, và cấu trúc xây dựng ra hệ thống toán học hình thức, điều mà chúng ta gọi là định  luật cũng chỉ là sự chế định như một tiên đề trong hệ các tiên đề, để từ đó xây dựng ra một mô hình toán học. Ví dụ như có một định đề số 5 trong hệ tiên đề Euclid nói rằng: từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm đó và song song với đường thẳng kia. Nhưng nếu phủ định tiên đề này ta có:  từ một điểm ngoài đường thẳng ta có thể vẽ được hơn một đường thẳng khác, nằm trên cùng mặt phẳng với đường thẳng gốc, mà không giao nhau với đường thẳng gốc (đường thẳng song song). Từ đó xây dựng nên hình học phi Euclid (phản Euclid).

Vì vậy, có thể nói: 

“Cái mà người này gọi là Chúa, người khác gọi là định luật vật lý.”
- Nikola Tesla

Như thế, rắc rối của sự khổ là "Đời là bể khổ" không nhất thiết phải vậy! 

Trong sự biến hóa của vật chất và sinh mệnh vô thường, ý chí muốn tìm ra một thế cục đẹp cho nhân sinh và thế giới. Đó chính là chủ đề mà tôi nói: "Đọc sách để tìm một con đường cho chúng sinh".

Tác phẩm Tây Du Ký từng đề cập đến việc đi tìm một con đường cho chúng sinh. Đó là con đường Tây Du. Nhưng đó là ý chỉ bảo rằng chúng sinh nên tìm con đường và thực tại đẹp nhất cho mình, chứ tác phẩm chưa đưa ra lời giải hay chỉ ra con đường đó là như nào. 

Trên danh nghĩa, Tây Du Ký là tác phẩm nói về Phật Giáo, nhưng nếu đặt một số khía cạnh làm tiêu chuẩn, thì tác phẩm này lại có tính chất khôi hài, mà lại "mã lị" Phật Giáo. Đây là tác phẩm văn chương kiểu "U mặc" thượng thừa tồn tại hiên ngang giữa dòng đời gồm người dân và giai cấp thóng trị. Tác giả đã biết cách để cho tác phẩm tồn tại. Nhưng có lẽ tác phẩm này đã bị đạo văn. Vì vậy, khi xem xét nguồn gốc tác phẩm này, thì Ngô Thừa Ân không phải là tác giả đích thực của Tây Du Ký.


Người đọc sách để tìm một con đường cho chúng sinh, người đó là hy vọng của chúng sinh, gióng như Đường Tam Tạng và Tôn Ngộ Không là hy vọng của chúng sinh vậy. 

Sách đó là một kiểu thuộc dạng Thư Quốc mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài "giới thiệu". Đây là việc đọc sách tìm kiếm sự thật, nhằm đặt tiền đề đi đến Phật Quốc nan sanh. Thư Quốc khó tìm, lại cũng khó đọc. Xem bài giới thiệu: Giới thiệu về Trà - Thư Quốc

5/ Đọc sách như văn nhân 

Mục đích của sự học là vốn để minh lý. Tuy nhiên, về sau này, người đọc sách để minh lý dần dần là những người làm quan chức trong thời phong kiến, họ có danh tiếng và lợi lộc. Chính vì thế, sau này mà phát âm tiếng Trung Hoa cho từ Danh Lợi giống hệt như từ Minh Lý

Người Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, nhưng hiếu học chỉ để làm quan, vừa vì minh lý, lại cũng vừa vì danh lợi. Thật giống là chân bước về Nam triều mà lòng lại tưởng nhớ Bắc quốc vậy. Chỉ có đích thân thực sự quan sát mới thấy ai là kẻ đọc sách vì danh lợi hay minh lý. Học giả nổi tiếng của Việt Nam thời cận đại đọc sách vì minh lý như một văn nhân có thể kể ra là thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Tài Lục, v.v.


Kết luận

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Bậc tài ba mà ít đọc sách có thể là "Võ Tài". Nhưng suy cho cùng, đến cả những bậc võ giả tài ba cũng là những người có trí tuệ cao, họ thường xem thư tịch võ học nhiều như văn nhân vậy. 

Xem xét thái độ đọc sách của người dân, những kiểu người đọc sách trong xã hội, lại có thể biết được vận vận cho tương lai của cá nhân hay tập thể. 

Vì tầm quan trọng của hiền tài và vận mệnh của cá nhân cho đến quốc gia, tôi dùng từ hạng người để mang tính khách quan như người quan sát thời thế. 

Bài viết này không có ý ám chỉ cá nhân hay tập thể đang như thế nào, mà chỉ là dựa trên quan sát và lý lẽ có liên quan đế Trà - Thư Quốc mà thôi. 

Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, võ bất văn tức vô võ. 

...Điều đó đủ thấy sách có tầm quan trọng với vận mệnh cá nhân rồi và gia đình rồi.

Post a Comment

Previous Post Next Post
Đọc tiếp: